Cách thành lập công ty tại Việt Nam từ A đến Z
Quy trình thành lập công ty sẽ có nhiều khó khăn và trở ngại nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ về các quy trình, thủ tục cần thiết. Luôn phải chuẩn bị thật kỹ đối với mọi vấn đề, vì vậy hãy tìm hiểu cách thành lập công ty trong bài viết này. Đồng thời so sánh ưu nhược điểm của các loại doanh nghiệp tại Việt Nam hiên nay.
Cách thành lập công ty đơn giản nhất
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp. Các giấy tố có hiệu lực như giấy chứng minh nhân dân, căn cước hoặc hộ chiếu. Người muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị 1 bản sao công chứng trong thời quy định là được.
Bước 2: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp định thành lập dựa trên mục đích của bạn. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể nhờ đến các chuyên viên tư vấn luật để có thể tìm hiểu rõ hơn. Từ đó chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của bạn.
- Thông tin về các thành viên, cổ đông, người đại diện của công ty, chức vụ của người đại diện pháp luật,…
- Thông tin về tên doanh nghiệp, lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định mức vốn điều lệ của công ty. Đây là mức vốn mà chủ sở hữu, các thành viên công ty, cổ đông cam kết góp trong thời hạn nhất định.
- Xác định thông tin địa chỉ trụ sở chính của công ty, các ngành nghề kinh doanh tại doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể đăng ký cùng lúc nhiều ngành nghề kinh doanh.
- Số điện thoại của công ty.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Soạn thảo những hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
- Đi đến văn phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp bạn đặc trụ sở hoạt động.
- Các chuyên viên tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được thông báo về về ngày trả kết quả.
- Căn cứ vào lịch hẹn bạn sẽ đến để nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xảy ra sai sót như tên công ty bị trùng, địa chỉ công ty chưa hợp lệ,… thì cần phải làm lại hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật. Chủ doanh nghiệp có thể dựa theo sự hướng dẫn của chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh và chờ thêm một thời gian để có thể nhận kết quả.
- Để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại thì bạn còn có thể nộp hồ sơ đăng ký trên hệ thống thông tin quốc gia. Vận đảm bảo quy trình mà lại thuận tiện hơn trong quá trình đăng ký.
>>> Tìm hiểu thêm về thu tuc thanh lap cong ty
Thông tin về của các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Công ty cổ phần
Về những ưu điểm của công ty cổ phần:
- Mức độ rủi ro chỉ trong phạm vi của vốn góp do với công ty cổ phần thì chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn.
- Hoạt động được trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
- Khả năng gọi vốn cao khi công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Về những nhược điểm của công ty cổ phần:
- Gặp nhiều khó khăn trong quản lý và điều hành với công ty có quá nhiều cổ đông, dễ phân hóa thành các nhóm xung đột vì lợi ích.
- Bảo mật trong kinh doanh sẽ bị hạn chế.
Doanh nghiệp tư nhân
Về những ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Đơn giản trong thủ tục thành lập và điều hành công ty, cơ cấu công ty đơn giản.
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đến hoạt động kinh doanh.
Về những nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình, rủi ro tài chính khi kinh doanh thất bại là rất lớn.
- Khó huy động vốn, không thể phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.
- Chỉ thành lập được duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
Công ty tnhh 1 thành viên
Về những ưu điểm của công ty tnhh 1 thành viên:
- Toàn quyền quyết định đối với hoạt động của công ty, không cần phải xin ý kiến hay được chấp thuận bởi các chủ thể khác.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn đã bỏ ra vào việc kinh doanh.
Về những nhược điểm của công ty tnhh 1 thành viên:
- Khó trong việc huy động vốn.
- Phải chuyển sang hình thức công ty tnhh 2 thành viên trở lên để có thể thay đổi vốn điều lệ.
Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Về những ưu điểm của loại hình công ty tnhh 2 thành viên trở lên:
- Có trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
- Điều hành công ty tương đối đơn giản không quá phức tạp so với công ty cổ phần.
- Mua bán, chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên trong công ty được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Nên kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên một cách dễ dàng. Ngoài ra còn có thể hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
Về những nhược điểm của công ty tnhh 2 thành viên trở lên:
- Không thể phát hành trái phiếu.
- Chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ nhà nước.
- Trong nhiều trường hợp, việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Nên sẽ khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy e ngại về rủi ro có thể xảy ra.
Bên trên là những thông tin về cách thành lập công ty tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo để thực hiện cho đúng quy trình mà nhà nước đã đề ra. Nếu có thắc mắc hay cần được tư vấn bạn có thể liên hệ Công ty Tim Sen để nhận được sự hỗ trợ nhé.