Các chỉ số trong chứng khoán cơ bản và quan trọng mà bạn cần biết

Để có thể đầu tư chứng khoán, bạn cần đọc hiểu được các chỉ số trong chứng khoán để có thể quyết định được xem sẽ đầu tư và mua loại cổ phiếu nào và của công ty nào.

Các chỉ số trong chứng khoán cơ bản

Có rất nhiều các chỉ số trong chứng khoán cơ bản mà bạn cần biết mà bạn thường bắt gặp trong các trang thông tin cổ phiếu, các bài báo kinh tế hoặc báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp.

cac-chi-so-trong-chung-khoan

Các chỉ số trong chứng khoán

Chỉ số EPS – chỉ số thu nhập trên một cổ phiếu

EPS là viết tắt của Earning Per Share có nghĩa là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu. Đây là chỉ số cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mức thu nhập mà công ty phân bố trên mỗi cổ phần đang lưu hành. Chỉ số EPS càng cao thì khả năng sinh lời của công ty cũng càng cao.

EPS=(lợi nhuận sau thuế – cổ tức ưu đãi) / số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Chỉ số chứng khoán PE – hệ số giá trên thu nhập

Chỉ số PE hay Price to Earning raito được dùng để đánh giá mối quan hệ của giá cổ phiếu trên thị trường và lãi thu được trên một cổ phiếu. Chỉ số này cho thấy để có được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu thì bạn chỉ cần bỏ ra số tiền bao nhiêu. Vì thế, nếu PE thấp thì giá cổ phiếu này sẽ có giá rẻ và ngược lại.

P/E = thị giá cổ phiếu (price) / lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số PE này rất có ích trong nhà đầu tư trong việc định giá cổ phiếu. Tuy vậy, đây không phải là chỉ số quyết định lựa chọn cổ phiếu của bạn mà chỉ nên dùng để tham khảo.

Xem thêm: https://cophieuchungkhoan.com.vn/ipo-la-gi/

Chi-so-pe-chi-so-co-phieu-pho-thong-dang-luu-hanh

Chỉ số PE chỉ số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Chỉ số chứng khoán ROE & ROA – tỷ số lợi nhuận ròng

Tỷ số lợi nhuận ròng ROE dựa trên vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Bạn có thể sử dụng chỉ số này để so sánh giữa các cổ phiếu cùng ngành, quyết định xem nên mua của công ty nào?

ROE = lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / vốn cổ phần phổ thông

Còn với tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên tài sản ROA, chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản doanh nghiệp. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành dựa trên 2 yếu tố là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nếu ROA càng cao thì thể hiện công ty đang có lợi nhuận cao với lượng đầu tư ít.

ROA = lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / tổng tài sản

Chỉ số P/B- chỉ số giá/giá trị sổ sách

Chỉ số P/B được dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị số của cổ phiếu đó. Trong trường hợp giá trị trường của cổ phiếu cao hơn giá ghi sổ sẽ thể hiện công ty này đang có mức thu nhập trên tài sản cao.

Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp các nhà đầu tư tìm ra các loại cổ phiếu có giá thấp nhưng lại bị thị trường bỏ qua. Lưu ý rằng, chỉ số này chỉ đúng khi bạn xem xét trên các công ty có vốn hóa cao hoặc công ty tài chính có giá trị tài sản lớn.

P/B = giá cổ phiếu hiện tại / (tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Chỉ số Beta – hệ số Beta

Hệ số Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và rủi ro chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư với thị trường. Thông thường thị trường sẽ có hệ số cố định Beta = 1, nếu cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì sẽ có rủi ro cao hơn hoặc ngược lại. Nếu thị trường giảm, cổ phiếu sẽ mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng đều thì cổ phiếu cũng sẽ tăng nhanh hơn.

Một số chỉ số chứng khoán quan trọng khác

Để có thể đánh giá một cổ phiếu, bạn cần cân nhắc khá nhiều chỉ số quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất. Ngoài 5 chỉ số trên, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm đến bạn các chỉ số quan trọng khác như:

  • Hệ số thanh khoản: hệ số dùng để đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
  • Chỉ số nợ D/E: thể hiện tài sản công ty là hình thành trên nợ hay vốn chủ sở hữu.
  • Cổ tức: một phần lợi nhuận ròng mà công ty chi trả cho các cổ đông thông qua tiền mặt hay cổ phiếu.
  • Đáy cổ phiếu: cho biết cổ phiếu giảm nhiều nhất hoặc tăng nhiều nhất trong một thời điểm nhất định.

Xem thêm: Các loại lệnh trong chứng khoán là gì?

can-xem-xet-nhieu-chi-so-trong-chung-khoan-de-co-the-quyet-dinh-xem-nen-mua-co-phieu-nao

Bạn cần xem xét nhiều chỉ số trong chứng khoán để có thể quyết định xem nên mua cổ phiếu nào

Cách xem các chỉ số chứng khoán như thế nào?

Chỉ số Vn-Index và VN30 Index

Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của sàn Hose trên thị trường chứng khoán, cách đọc như sau:

Xm màu sắc: màu sắc của chỉ số thể hiện xu hướng giá cổ phiếu, ngoài ra bạn cũng có thể nhìn xem mũi tên hướng lên hay hướng xuống.

Chỉ số Vn30 – Index cho biết 30 cổ phiếu theo xu hướng giá đó, 30 cổ phiếu này sẽ có vốn hóa lớn nhất thị trường và có tính thanh khoản cao nhất trong ngày hôm đó.

Chỉ số HNX – Index, HNX30 – Index

Cũng giống với chỉ số VN Index, nhưng HNX Index có nghĩa là bạn đã chuyển sang sàn chứng khoán HNX. HNX là sàn chứng khoán tại Hà Nội, tuy không có quy mô lớn như Hose nhưng cũng là một trong nhưng cũng là một trong những nơi có số lượng cổ phiếu niêm yết khủng nhất trên thị trường.

Bài viết phía trên là các chỉ số trong chứng khoán mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất nhé.

Xem thêm: cophieuchungkhoan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *