Những vật liệu chống cháy phổ biến trong xây dựng

An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ một công trình xây dựng nào nhất là đối với vấn đề đề phòng hỏa hoạn cháy nổ. Để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người thì sử dụng các vật liệu chống cháy trong xây dựng như cửa gỗ chống cháy, cửa thép chống cháy, thạch cao, … luôn là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi công trình. Vậy những vật liệu chống cháy hoạt động như thế nào, những vật liệu chống cháy nào thường được sử dụng trong xây dựng? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vật liệu chống cháy là gì?

Đầu tiên chúng ta cần làm rõ, vật liệu chống cháy không phải là vật liệu không bị cháy khi xảy ra hỏa hoạn hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn. Mà vật liệu chống cháy là vật liệu có khả năng chống chịu được nhiệt độ cao và làm chậm sự lan truyền của đám cháy, độ chống lửa này chỉ duy trì được đến một nhiệt độ cao nhất định chứ không phải là tuyệt đối.

Các loại vật liệu chống cháy thông dụng:

Thạch cao.

Thạch cao là vật liệu chống cháy tốt nhất và được nhiều người tin dùng hiện nay bởi tính thẩm mỹ. Thạch cao thường được dùng cho trần nhà hoặc vách ngăn tường, hiện nay phổ biến với các thời gian chống cháy 30 phút, 60 phút và 120 phút

Gỗ chống cháy

Có thể chúng ta chưa biết nhưng gỗ cũng có loại gỗ chống cháy. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ trong các công trình nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cháy nổ, người ta đã xử lý gỗ bằng các dịch thể chống cháy, sơn chống cháy cho gỗ, ép với nhựa, … và nhiều biện pháp khác để giảm tính bắt lửa của gỗ giúp gỗ có khả năng chịu nhiệt tốt hơn và giảm thời gian bắt lửa của đám cháy hay là cháy lan.

Gỗ chống cháy hiện được ứng dụng làm cửa gỗ chống cháy, ván sàn, lan can, tấm chắn, …

Cửa gỗ chống cháy
Cấu tạo cửa gỗ chống cháy

Thép chống cháy

Hầu hết các đám cháy phát sinh từ bên trong phòng, tuy nhiên cũng có một số những đám cháy phát sinh từ phía bên ngoài cháy lan vô trong phòng. Lúc này cùng với những bức tường chống cháy thì một cánh cửa chống cháy cũng hỗ trợ ngăn cản mối nguy hiểm rất nhiều.

Một chất liệu thường được làm cửa chống cháy nữa là thép chống cháy. Cửa thép chống cháy thường được cấu tạo bởi 3 lớp, lớp giữa được làm từ foam cách nhiệt, bông thủy tinh, giấy tổ ong, và được ép 2 bên bởi 2 lớp thép tấm. Đi kèm là zoăng cao su để ngăn khói và tránh va đập cửa khi khép.

Cửa thép chống cháy
Cấu tạo cửa thép chống cháy

Sơn chống cháy.

Sơn chống cháy là lớp vật liệu được bôi lên bề mặt tường hoặc cửa nhằmhạn chế sự bắt lửa, tăng khả năng chịu nhiệt của vật liệu được sơn. Đây là phương pháp chống cháy thụ động hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài chức năng chống cháy, sơn chống cháy còn có ưu điểm là tính thẩm mỹ và độ bền cao.

Bê tông chống cháy

Một chất liệu chống cháy không thể không nhắc tới đó là bê tông chống cháy, có thể ngăn đám cháy lan rộng khi đám cháy xảy ra với khả năng chịu nhiệt lên tới 400 độ C. Đây là hỗn hợp của đá, sỏi, cát, và chất kết dính là một thành phần kết cấu không thể thiếu của bất kì một công trình xây dựng nào.

Cửa gỗ chống cháy
Bê tông là vật liệu chịu nhiệt tốt

Gạch mát chống cháy

Được cấu tạo bởi 3 lớp bao gồm 2 lớp ngoài cùng là xi măng và lớp lõi ở giữa là PU nên có khả năng cách nhiệt cao, chống cháy, chống thấm nước và thân thiện với môi trường. Xét về độ cách nhiệt thì hệ số dẫn nhiệt của PU thuộc dạng thấp nhất thị trường vật liệu cách nhiệt với chỉ 20 W/mk. Xét về độ cách âm, vì cấu tạo của tấm gạch mát chống cháy gồm nhiều lỗ khí dày và mật độ cao nên khả năng cách âm được tối ưu.

Ngoài ra gạch mát còn có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng và thuận tiện cho việc vận chuyển, thi công, lắp đặt.

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về các vật liệu chống cháy thông dụng thường được sử dụng trong xây dựng. Hy vọng đã cung cấp chô bạn được những thông tin cần thiết để lựa chọn được vật liệu chống cháy phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Gia Phát Door là đơn vị tuy tín và chất lượng trong phân phối các loại sản phẩm về nội thất với đa dạng mẫu mã và các loại cửa chống cháy bằng gỗ giá rẻ tốt nhất mà bạn có thể tham khảo thêm. Hoặc xem các báo giá tại https://giaphatdoor.vn/bao-gia-cua-chong-chay/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *