Vải địa kỹ thuật là gì? Có những ứng dụng gì?

Trong thi công công trình hay xây dựng cơ sở hạ tầng thì vải địa kỹ thuật đóng một vai trò không thể thiếu, sở hữu cho mình những tính năng ưu việt. Không chỉ vậy, chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, giao thông, công trình thủy lợi. chống xói mòn đất, dân dụng, môi trường công nghiệp bởi tính đa năng và dễ dàng dàng sử dụng của mình. Sau đây, hãy tìm hiểu vải địa kỹ thuật là gì? Và những ứng dụng của loại vật liệu này trong đời sống.

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật trong tiếng anh được gọi là Geotextile fabric.

Vải địa kỹ thuật là tấm vải có tính thấm, có chức năng phân cách, lọc, gia cường , bảo vệ và thoát nước. Loại vải này thường được tạo thành từ chất liệu nhựa nguyên sinh PolyPropylene viết tắt là PP hoặc Polythene được viết tắt là PE bằng cách xuyên kim ép nhiệt hoặc dệt các sợi xơ để tạo thành một tấm vải lớn. Nhờ những khả năng của mình mà chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng những công trình thủy lơi, giao thông, chống xói mòn đất đến xây dựng dân dụng.

Vải địa kỹ thuật được chia ra làm ba loại  chính dựa theo cấu tạo của sợi: vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa phức hợp. Hiện nay, vải địa kỹ thuật dệt và không dệt là 2 loại đang được các công trình sử dụng phổ biến. Sản phẩm có thể được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài.

Vải địa kỹ thuật

Đặc tính của vải địa kỹ thuật là gì?

  • Chịu lực cao: vải địa kĩ thuật có thể chịu được lực kéo lớn (từ vài chục đến vài trăm kN/m). 
  • Chống tia uv: Vải địa kỹ thuật được sản xuất từ những sợi nhựa nguyên sinh có khả năng kháng lại những tác hại từ tia UV. Đồng thời, do được làm từ PE hoặc PP nên có độ bền cao, khó mài mòn, tuổi thọ khi sử dụng lớn.
  • Thấm nước tốt: Vải địa kỹ thuật có khả năng thấm nước và thoát nước vô cùng tốt, được sử dụng để kiểm soát dòng nước, sàng lọc đất đá.

Vải địa kỹ thuật được sản xuất và sắp xếp thành dạng cuộn giúp dễ dàng cho việc vận chuyển và sử dụng tại công trường.

Vải địa kỹ thuật dùng để làm gì?

Dùng để gia cường

Được dùng để gia cố, làm tăng độ bền chắc của nền móng công trình, mặt đường đất di chuyển của công trình bằng cách trải vải địa kỹ thuật lên trên bề mặt sau khi lu lèn bề mặt nền. Nhờ vậy, giúp phân bổ đều lực tác động, hỗ trợ làm những tác hại từ ngoại lực.

Dùng để phân cách

Nền đất thường có lẫn nhiều tạp chất và có kết cấu không đồng nhất. Do vậy, cần phải được phân cách để ngăn không cho những lớp đất này xâm nhập vào nhau. Việc này giúp gia tăng sự ổn định và chắc chắn cho nền đất.

Dùng để lọc nước và chống xói mòn

Ngoài những chức năng trên, Vải địa kỹ thuật còn được ứng dụng trong việc lọc nước, tiêu thoát nước trong ngành nông nghiệp, giúp cây cối được tiếp nhận nước, phân bón một cách đồng để tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu. Ngoài ra, tương tự như nilon lót, chúng còn giúp đất trồng không bị xói mòn trước những tác động từ thiên nhiên như mưa, bão giúp lượng đất trồng kèm dưỡng chất thiết yếu không bị mất đi. Có được điều đó là nhờ những lỗ nhỏ giúp nước đi qua chậm rãi, làm giảm áp lực từ nước tưới hoặc mưa.

Tác dụng của vải địa kỹ thuật

Phân biệt vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật phức hợp

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa kỹ thuật dệt bao gồm những sợi nhựa được dệt với nhau theo chiều ngang, dọc liền kề nhau kết cấu tương đương dệt vải mặc thành một liên kết chặt chẽ và bền vững. Đây là loại vải đầu tiên và là tiền đề cho sự ra đời của các loại vải sau này. 

Có đầy đủ 3 chức năng căn bản: gia cường, phân tách, lọc nước

Thông số cơ bản: cơ lý lớn hơn 25-600KN/m, độ giảm dài 25%. Do đó không bền khi có tác động từ ngoại lực, dễ dàng bị xê dịch, khả năng thoát nước cũng không được đánh giá cao.

Tại Việt Nam có hai loại vải dệt phổ biến là vải dệt kỹ thuật PP và vải dệt cường lực cao. Trong ba loại, đây là loại có giá thành thấp nhất. Hiện nay, Việt Nam có thể sản xuất được loại vải này nên rất dễ dàng tìm mua. So với vải địa không dệt thì vải địa dệt ít được sử dụng phổ biến hơn.

Vải địa kỹ thuật không dệt

So với vải địa kỹ thuật dệt được dệt bằng cách kết nối vật lý những sợi nhựa với nhau thì vải dệt kỹ thuật không dệt được kết nối bằng chất dính công nghiệp theo phương pháp gia nhiệt hoặc xuyên kim. Kích thước các lỗ đồng đều, kín, có khả năng thoát nước theo chiều dọc và chiều ngang.

Thông số cơ bản: Lực kéo đứt dưới 30KN/m, độ giảm dài từ 40% trở lên so với kích thước lúc đầu 

Đặc điểm nhận dạng: màu trắng, xám tro.

Hiện nay, có hai loại vải địa không dệt phổ biến là vải địa kỹ thuật không dệt ART được sản xuất trong nước có giá thành rẻ và vải địa kỹ thuật không dệt TS được nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

Phân biệt vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật phức hợp

Vải địa kỹ thuật phức hợp là loại vải kế thừa được những ưu điểm của vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt để cho ra đời sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Vải địa kỹ thuật phức hợp được sản xuất bằng cách may thêm những sợi chịu lực lên trên bề mặt vải không dệt. Nhờ vậy, vô cùng bền chắc đáp ứng được những yêu cầu của các loại công trình khác nhau, đặc biệt là những công trình có nền đất siêu yếu.

Hiện tại, công ty vật tư công trình Phú An Nam đang là một địa chỉ uy tín để bạn có thể tham khảo các sản phẩm vật liệu xây dựng trên khắp các khu vực tại TPHCM và các tỉnh trên cả nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vật liệu vải địa kỹ thuật. Hi vọng rằng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin và ứng dụng thực tiễn vào trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết tiếp theo của canhosaigonlandapartment.com để cập nhật những thông tin khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *