Vai trò hệ thống phân phối trong hoạt động cung ứng hàng hóa

Hệ thống phân phối là cầu nối liên kết nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý với khách hàng. Nếu quản lý hệ thống này một cách hiệu quả, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy bán hàng tốt hơn. Cùng tìm hiểu về vai trò của hệ thống  phối trong hoạt động cung ứng hàng hóa hiện nay nhé!  

Khái niệm hệ thống phân phối là gì? 

Có nhiều cách để hiểu về hệ thống phân phối

  • Theo góc độ vĩ mô: Hệ thống phân phối là con đường vận động của hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi người tiêu dùng. 
  • Theo góc độ từ người tiêu dùng: Hệ thống phân phối là tập hợp tất cả các khâu trung gian từ nhà phân phối đến các đại lý rồi mới đến tay người tiêu dùng nên sẽ có giá thành cao hơn so với mua trực tiếp tại nhà sản xuất.
Hệ thống kênh phân phối dưới góc nhìn của người tiêu dùng
Hệ thống kênh phân phối dưới góc nhìn của người tiêu dùng
  • Theo ý kiến của nhà sản xuất: Đây là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức và chính sách đã được đặt ra trước đó. 
  • Theo góc nhìn từ nhà quản lý: Đây là một lĩnh vực trong marketing, thực hiện tổ chức tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phân phối của nó.

Lợi ích khi có hệ thống phân phối

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng hai hình thức phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Hình thức phân phối trực tiếp là hàng hóa từ nhà sản xuất sẽ trao đến tay người tiêu dùng. Còn phân phối gián tiếp thì hàng sẽ từ nhà sản xuất qua trung gian phân phối rồi mới đến người tiêu dùng. 

Kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí
Kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí

Việc tạo dựng một kênh phân phối hiệu quả sẽ mang đến nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp: 

  • Tối ưu chi phí: Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát về chi phí và ngân sách phân bổ đồng đều, tăng phạm vi tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí phân phối một số sản phẩm mới trong hệ thống. 
  • Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng lớn: Sản phẩm sẽ được phổ cấp đến tệp khách hàng rộng lớn, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và đẩy các tốc độ phổ biến sản phẩm. 

Bạn có thể quan tâm: DMS vs CRM

Vai trò của hệ thống phân phối đối với doanh nghiệp

Hệ thống phân phối là mắt xích và là mảnh ghép hoàn hảo không thể thiếu trong chiếc lược phát triển của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu bền cần có hệ thống kênh phân phối hiệu quả
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu bền cần có hệ thống kênh phân phối hiệu quả

Hệ thống phân phối bao gồm tất cả các hoạt động xây dựng, quản lý và quy trình thực hiện với những mắt xích từ nhà cung cấp nguyên liệu thô, đóng gói, lưu kho, quản lý hàng tồn kho, xây dựng chuỗi cung ứng, hậu cần đến chương trình chăm sóc khách hàng. 

Tất cả các hoạt động này phải được quản lý một cách chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Nếu một công tác gặp vấn đề hoặc sự cố thì cũng có thể ảnh hưởng chung đến hiệu quả của cả dây chuyền phân phối. 

Tồn tại một hệ thống, dây chuyền phân phối hiệu quả trong doanh nghiệp chính là cơ sở nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tương lai. 

Bạn có thể quan tâm: DMS là gì?

Làm thế nào để xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả?

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp không phải là một dây chuyền cố định, mà cần linh hoạt và biến đổi theo thời gian để thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi của nền kinh tế thị trường. 

Xác định nhóm đối tượng khách hàng của doanh nghiệp trước khi xây dựng hệ thống kênh phân phối
Xác định nhóm đối tượng khách hàng của doanh nghiệp trước khi xây dựng hệ thống kênh phân phối

Sự phát triển của hệ thống phân phối song song với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây được xem là một mạng lưới nội lực cần được tối ưu và phát triển liên tục. Vậy, để có một hệ thống phân phối hiệu quả, bạn cần: 

  • Phát hiện và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu từ thị trường. 
  • Đặt ra chiến lược và tìm ra các giải pháp, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất. 
  • Nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường với mức giá thấp nhất thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. 
  • Sau cũng, để hệ thống có thể vận hành một cách trơn tru thì yêu cầu nhà quản lý có năng lực, hiểu biết sâu rộng, nắm bắt thị trường tốt. 

Điều quan trọng hơn hết để có một hệ thống phân phối hiệu quả bạn cần xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu để đưa ra mạng lưới phân phối phù hợp nhất. Do

Các yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quá trình phân phối hàng hóa đó là: 

  • Chi phí và phương thức vận chuyển. 
  • Kho bãi
  • Điểm tập kết hàng hóa, nhập hàng khi xuất nhập khẩu. 

Và điều quan trọng sau cùng để giúp bạn có thể quản lý hiệu quả mọi hoạt động trong quá trình phân phối hàng hóa một cách có tổ, chức, rõ ràng, mạch lạc đó chính là phần mềm DSM. Hiện nay, GESO đang cung cấp phần mềm DMS với nhiều tính năng ưu việt giúp khách hàng quản trị phân phối hiệu quả, thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng cao lợi nhuận và tiết kiệm tối đa các nguồn chi phí. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về phần mềm này tại đây

Có thể thấy, hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng then chốt, quyết định đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn cập nhật thêm những thông tin hữu ích.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *